Trần Mạnh Tuấn Saxophone

Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Văn Cao, 20 năm cõi thiên thai


Đao diễn Đinh Anh Dũng

Mới đó mà đã 20 năm…Có quá nhiều điều để tôi nhớ về người nhạc sĩ tài hoa này.

Mùa đông năm 1978 lần đầu tiên tôi gặp Văn Cao. Lúc đó tôi vừa ra Hà Nội học, mới hơn 20 tuổi, nhạc ông tôi vẫn chưa biết nhiều, chỉ nghe loáng thoáng đâu đó.

Người bạn thân của tôi lại là bạn con gái ông, nên khi nghe rủ đến nhà Văn Cao chơi thì đi cho vui thế thôi, thật ra để nhìn mặt con gái ông nhạc sĩ là chính!

Ấn tượng về một ông già lặng lẽ, hay ngồi tĩnh tại suy tư tạo những tình cảm lớn dần lên trong tôi. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Văn học – Nghệ Thuật | Bình luận về bài viết này

Huyền thoại về 47 Samurai tự sát tập thể


Khuyết Danh

Lòng trung thành, sự dũng cảm của 47 Samurai đã thể hiện niềm tự hào tinh thần võ sĩ đạo của dân tộc Nhật Bản.

Những vụ trả thù đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại

Samurai là niềm tự hào của cả dân tộc Nhật Bản. Tài năng, sự dũng cảm và lòng trung thành của họ là điều không phải bàn cãi. Dưới đây là một trong nhiều câu chuyện hay nhất nói về những phẩm chất ấy của họ – câu chuyện về 47 lãng nhân, một huyền thoại quốc gia của xứ sở hoa anh đào… Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Âm Thanh, Lịch Sử | Bình luận về bài viết này

Phạm Duy nói về Nhạc sĩ Thẩm Oánh


Phạm Duy

Sau khi Nguyễn văn Tuyên làm công việc ”hô hào âm nhạc cải cách” và khi các nhóm âm nhạc ở miền Bắc thi đua nhau tung ra các bài hát mới thì xem chừng nhóm MYOSOTIS là nhóm có chủ trương rõ rệt nhất. Tuy về sau này, ta mới thấy họ công khai viết trên một tờ báo chuyên về âm nhạc là tờ Việt Nhạc (số 5, ngày 16-10-1948) về lối soạn nhạc của họ, nhưng qua một số bài được in ra và hát lên trong hai năm đầu (38-39) ta cũng thấy rõ ràng là họ đã và sẽ phải làm như Nguyễn văn Tuyên: xây dựng nhạc mới trên âm giai thất cung Tây Phương hay trên thang âm ngũ cung Việt Nam. Kể ra thì họ cũng còn một chọn lựa thứ ba nữa: soạn một ca khúc dung hòa cả hai hệ thống âm giai ngũ cung và thất cung. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Âm Thanh, Văn học – Nghệ Thuật | Bình luận về bài viết này

Tell Laura I Love Her – Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu

Tell Laura I Love Her, một sáng tác của hai nhà viết ca khúc Jeff Barry và Ben Raleigh, là một thảm kịch tuổi “teen” thời đại:

Laura và Tommy là đôi tình nhân trẻ. Tuy còn rất trẻ, nhưng Tommy đã mong muốn xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Để có tiền mua cho Laura cái nhẫn cưới, Tommy quyết định tham gia cuộc đua xe hơi với giải thưởng 1.000 đô-la. Trước khi tới trường đua, Tommy điện thoại cho Laura nhưng không gặp, đành nhờ bà mẹ của nàng nhắn lại: Tell Laura I Love Her!… Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Âm Thanh, Văn học – Nghệ Thuật | 1 bình luận

Trà Đạo


Mặc Lâm

Nói đến Trà Đạo người Nhật luôn hãnh diện với những tên tuổi làm nên nghệ thuật này mà người khai sáng và giới thiệu cách uống trà không ai khác hơn là thiền sư Murata Juko (1422-1502) là người đã biến việc uống trà thành một nghệ thuật với quan niệm một khung cảnh đơn giản, tự nhiên. Chỉ cần vài ba người bạn, một căn phòng nhỏ, vách treo một bức tranh thủy mặc hay một bức thư họa. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Âm Thanh, Văn học – Nghệ Thuật | Bình luận về bài viết này

Nhạc kịch của George Frideric Handel


Vĩnh Lạc Đoàn Thế Ngữ

George Frideric Handel (23 tháng 2, 1685 – 14 tháng 4, 1759) là nhà soạn nhạc người Anh gốc Đức thuộc thời kỳ Baroque, nổi tiếng với những dòng nhạc opera, oratorio, anthem, và concerto organ. Handel sinh năm 1685, trong một gia đình không quan tâm đến âm nhạc. Ông được đào tạo âm nhạc tại Halle, Hamburg, và Ý trước khi đến định cư tại Luân Đôn năm 1712, rồi nhập quốc tịch Anh năm 1727.Lúc ấy, ông chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những nhà soạn nhạc vĩ đại thời kỳ Baroque Ý, và truyền thống hợp xướng đối âm từ miền trung nước Đức. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Âm Thanh, Văn học – Nghệ Thuật | Bình luận về bài viết này

Cuộn tranh “Cuộc giải cứu hoàng gia đến Rokuhara”


Mai Hằng – Ngọc Hà

Cuộn tranh “Cuộc giải cứu hoàng gia đến Rokuhara”, thuộc bộ tranh cuộn “Chuyện biến loạn Heiji”, được xếp vào hàng báu vật quóc gia Nhật Bản. Cuộn tranh có kích thước rộng khoảng 40cm, dài khoảng 9m, được làm vào thế kỷ 13. Cuộn tranh miêu tả các sự kiện thực tế xảy ra trong biến loạn ở Nhật Bản vào thế kỷ 12. Cuộn tranh cho thấy khí phách can đảm của samurai trong thời kỳ thế lực của họ bắt đầu vượt qua tầng lớp thống trị đương thời là thiên hoàng và giai cấp quý tộc. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Âm Thanh, Văn học – Nghệ Thuật | 1 bình luận

Giai Thoại Về Nhạc Phẩm Làng Tôi


Phan Văn Thanh

Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lờ lững vờn quanh êm xuôi về Nam …
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau đồng quê mơ màng! Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Âm Thanh, Văn học – Nghệ Thuật | 3 bình luận

Trịnh Công Sơn – Âm Nhạc Cứu Rỗi


Nhà thơ Anh Ngọc

Đã hơn một lần tôi cố gắng lý giải điều gì đã khiến âm nhạc của Trịnh Công Sơn có sức lay động lòng người nghe ở đủ mọi lứa tuổi, giới tính và thành phần xã hội…một cách mạnh mẽ, sâu sắc và bền bỉ đến vậy.

Đã hơn một lần tôi cố gắng lý giải điều gì đã khiến âm nhạc của Trịnh Công Sơn có sức lay động lòng người nghe ở đủ mọi lứa tuổi, giới tính và thành phần xã hội…một cách mạnh mẽ, sâu sắc và bền bỉ đến vậy. Những lý giải ấy đều dựa trên trải nghiệm của chính tôi và rút ra từ những nghiền ngẫm dài lâu khi nghe và nhiều khi là tự hát lên những ca từ và giai điệu tuyệt vời của người nhạc sĩ. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Âm Thanh, Văn học – Nghệ Thuật | 1 bình luận